Trường TSQ Nguyễn Văn Trỗi có một học sinh đặc biệt, đó là người con trai của Hoàng thân Xu-pha-nu-vông, anh Xu-phả-xay Xu-pha-nu-vông. Anh Xu-phả-xay vốn học ở Liên Xô, là một thủ thành bóng đá thiếu niên xuất sắc. Hoàng thân muốn con về học ở Việt Nam. Ở trường Nguyễn Văn Trỗi, anh có tên Việt Nam là Thắng và là một thủ gôn xuất sắc của trường.
1962 Cùng gia đình ở Liên-xô. Xu Thắng đội mũ lá.
- Sau thời gian học tập ở Liên-xô, về làm việc tại Lào.
- Hiện nay nghỉ hưu và sinh sống ở Viantian.
Bà Viêng Khăm và các con thăm Bác Hồ năm 1960
Ông bà có tám con trai, hai con gái.
Những người con của Hoàng thân Souphanouvong
Ít người trong chúng ta biết rằng, ngày ở chiến khu Việt Bắc, Bác Hồ đã đặt tên Việt Nam cho 4 người con trai của Hoàng thân Souphanouvong. Bốn người, lần lượt được mang tên là Quang, Minh, Chính, Đại, chưa kể những người con còn lại sinh ra ở Đà Nẵng (Liên khu 5) khi Hoàng thân Souphanouvong làm việc cùng Thủ tướng Phạm Văn Đồng, là Trung, Thành và Nga (tên là Đọt Kẹo (Búp Ngọc), tên Việt là Nga Hoàng, sau đổi là Kiều Nga. Nhotkeomani - Kiều Nga - người con gái thứ năm).
Xivana Souphanouvong - con trai út (Xixana Xuphanuvông sinh năm 1960 - tên Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt là Chí Long)
{Các con của Bác được Bác Hồ đặt tên Việt cho: Quang, Minh, Trung, Thành, Chính, Đại, Thắng, Lợi (Chí Long) và Kiều Nga, Hữu Nghị. Các con của Bác đều tham gia công tác cách mạng, có người là Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ, Thứ trưởng; cố vấn Thủ tướng và cán bộ chủ chốt trong các cơ quan Đảng và Nhà nước.}
Gặp lại nhau ở Viêng Chăn, ông Vinaythong T. Souphanouvong kể lại với tôi rằng, năm ấy, tức là năm 1950, tại Tuyên Quang, Bác Hồ ở chơi lâu với cha ông và nói vì sao Người lại đặt tên mấy anh em như thế. Bác nói: Đó là tôn chỉ của nhà Thanh đấy, Vua Càn Long cho rằng, nếu muốn trị vì được thiên hạ thì phải đạt được điều này.
Những người còn lại của Chủ tịch Souphanouvong, mỗi người một nhiệm vụ và tất cả họ, bao giờ cũng dành những tình cảm tốt đẹp nhất với Việt Nam, nơi mà các anh chị ấy đã xem như quê hương thứ hai của mình.
Tôi không quên được các anh ấy. Quang, người anh cả hát hay đàn giỏi, từng ở Matxcova lên sân khấu chơi đàn cùng nhóm bạn đi Liên Xô (cũ) đợt đầu như Võ Hồng Anh, Nguyễn Hoài Châu, Đặng Việt Nga…
Anh học toán ở Đại học Lomonosov danh tiếng, năm 1967 về nước, không may bị lũ phản động ám sát khi đi xây dựng cơ sở cách mạng tại Nam Lào, để lại người con gái hiện là Giám đốc một tổ chức thuộc UNICEF.
Người thứ hai là Minh, dáng hiền lành và khiêm nhường, ít nói. Anh Minh học luật ở Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc), sau đó là nghiên cứu sinh ở Nga rồi về nước nhận nhiệm vụ Trợ lý cho Bộ trưởng Bộ Tư pháp, đại biểu Quốc hội nhiều khoá.
Sau anh Minh là anh Chính (tức Vinaythong T. Souphanouvong), sinh năm 1946 và là người ở Việt Nam nhiều hơn so với cả nhà. Chính học ngành xây dựng ở Bulgaria, năm 1967 về nước rồi làm Bí thư Trung ương Đoàn trong 12 năm, không kể thời gian học ở Trường Nguyễn Ái Quốc cao cấp rồi chuyển về nhận nhiệm vụ Chánh văn phòng Trung ương Đảng và Chánh văn phòng Chủ tịch nước.
Những người con còn lại của Hoàng thân Souphanouvong, mỗi người một nhiệm vụ. Người thì học Trung học kinh tế ở Đại học Plekhanov (Matxcova), sau làm Bộ trưởng Tài chính và là trụ cột của Ban Nghiên cứu kinh tế của Đảng. Còn anh Thành là tiến sĩ ngành địa chất, là cố vấn cho Thủ tướng và Bộ trưởng Phủ Thủ tướng.
Nga, một cô gái Lào có nhan sắc, yêu thơ ca nghệ thuật và âm nhạc, từng là chuyên gia ở ngành văn hoá sau này là Phó Văn phòng Trung ương Đảng… và tất cả họ, bao giờ cũng dành những tình cảm tốt đẹp nhất với Việt Nam, nơi mà các anh chị ấy đã xem như quê hương thứ hai của mình.
https://vi.wikipedia.org/wiki/Souphanouvong
Đăng nhận xét